Phôi ngày 3, phôi ngày 5 nên chuyển phôi nào? Có nên nuôi phôi lên ngày 5 hay không?
Nội dung bài viết
Khi điều trị vô sinh bằng phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), trứng của người phụ nữ và tinh trùng người đàn ông sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và kết hợp trong phòng thí nghiệm để tạo phôi. Phôi sau đó được nuôi cấy bên ngoài cơ thể trong khoảng vài ngày trước khi được chuyển vào tử cung người mẹ để tạo thai.

Các giai đoạn phát triển của phôi
Thông thường người ta có thể chuyển phôi và giai đoạn ngày 3 (sau 3 ngày nuôi cấy) hoặc ngày 5 (sau năm ngày nuôi cấy). Phôi ngày 3 thường có khoảng 6-8 tế bào và tỷ lệ phôi phát triển được đến giai đoạn này khá cao. Phôi ngày 5 thường được gọi là phôi nang (blastocyst) và có một tỷ lệ lớn phôi không thể phát triển được lên tới giai đoạn này. Vì thế, số lượng phôi ngày 3 thường cao hơn nhiều so với số phôi ngày 5.
Hơn nữa, số lượng phôi được tạo ra trong một lần thụ tinh ống nghiệm thường khá lớn. Vì thế, một trong những việc quan trọng là phải chọn được phôi có thể làm tổ để tạo ra em bé. Mục tiêu của chúng ta là chuyển một phôi và có thể thành công ngay và giảm tỷ lệ đa thai.
Nếu chuyển phôi ngày 3, số lượng phôi còn lại rất lớn, nhiều phôi chất lượng tốt rất khó để biết được chính xác phôi nào có khả năng làm tổ cao. Nên đôi khi chúng ta phải chuyển nhiều lần mới có thể giúp bệnh nhân có thai. Ngoài ra, do số lượng phôi ngày 3 nhiều nên lượng phôi đông lại cũng nhiều hơn khiến bệnh nhân mất nhiều chi phí hơn. Vì thế người ta chuyển nhiều hơn 1 phôi ngày 3 để tăng tỷ lệ thành công trên một lần chuyển. Cách này giúp bệnh nhân giảm chi phí đông và chuyển phôi tuy nhiên dễ dẫn đến đa thai (có nhiều hơn 1 em bé). Đa thai có thể gây sinh non hoặc nhiều biến chứng trong thai kỳ cho cả mẹ và bé. Vì thế mục tiêu giảm số lượng phôi chuyển mà vẫn giữ được tỷ lệ thành công cao.
Hình ảnh phôi ngày 5 qua kính hiển vi
Đối với chuyển giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5) lúc này phôi đã trải qua nuôi cấy dài ngày, nhiều phôi kém phát triển bị loại bỏ. Những phôi nang còn lại là những phôi có chất lượng tốt và khả năng làm tổ cao hơn. Do đó, việc chuyển phôi nang giúp mang lại tỷ lệ tạo thai cao hơn và có thể thực hành việc chuyển một phôi duy nhất. Hơn nữa, số lượng phôi ít hơn nên giảm được chi phí trữ đông và chuyển phôi sau đó. Vì thế, việc nuôi phôi ngày 5 khá hữu ích cho việc lựa chọn phôi chuyển. Ngoài ra, nếu bệnh nhân làm xét nghiệm di truyền để sàng lọc trước chuyển phôi (PGT) thì cần phải nuôi phôi lên ngày 5 để cho kết quả xét nghiệm được chính xác, tỷ lệ sống, làm tổ sau sinh thiết cao và giảm thiểu chi phí xét nghiệm.
Phôi ngày 5 (phôi nang) đã phát triển khá đầy đủ với hàng trăm tế bào
Tóm lại, việc chuyển phôi có thể thực hiện vào ngày 3 hoặc ngày 5 sau nuôi cấy. Mỗi phương án đều có lợi ích nhất định và việc có nên nuôi phôi ngày 5 hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hãy lắng nghe tư vấn của chuyên viên phôi vào ngày 3 để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
1. Nuôi phôi là gì? Phôi ngày 3 và phôi ngày 5 khác nhau như thế nào?

Các giai đoạn phát triển của phôi
Hơn nữa, số lượng phôi được tạo ra trong một lần thụ tinh ống nghiệm thường khá lớn. Vì thế, một trong những việc quan trọng là phải chọn được phôi có thể làm tổ để tạo ra em bé. Mục tiêu của chúng ta là chuyển một phôi và có thể thành công ngay và giảm tỷ lệ đa thai.
Nếu chuyển phôi ngày 3, số lượng phôi còn lại rất lớn, nhiều phôi chất lượng tốt rất khó để biết được chính xác phôi nào có khả năng làm tổ cao. Nên đôi khi chúng ta phải chuyển nhiều lần mới có thể giúp bệnh nhân có thai. Ngoài ra, do số lượng phôi ngày 3 nhiều nên lượng phôi đông lại cũng nhiều hơn khiến bệnh nhân mất nhiều chi phí hơn. Vì thế người ta chuyển nhiều hơn 1 phôi ngày 3 để tăng tỷ lệ thành công trên một lần chuyển. Cách này giúp bệnh nhân giảm chi phí đông và chuyển phôi tuy nhiên dễ dẫn đến đa thai (có nhiều hơn 1 em bé). Đa thai có thể gây sinh non hoặc nhiều biến chứng trong thai kỳ cho cả mẹ và bé. Vì thế mục tiêu giảm số lượng phôi chuyển mà vẫn giữ được tỷ lệ thành công cao.

Hình ảnh phôi ngày 5 qua kính hiển vi
Đối với chuyển giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5) lúc này phôi đã trải qua nuôi cấy dài ngày, nhiều phôi kém phát triển bị loại bỏ. Những phôi nang còn lại là những phôi có chất lượng tốt và khả năng làm tổ cao hơn. Do đó, việc chuyển phôi nang giúp mang lại tỷ lệ tạo thai cao hơn và có thể thực hành việc chuyển một phôi duy nhất. Hơn nữa, số lượng phôi ít hơn nên giảm được chi phí trữ đông và chuyển phôi sau đó. Vì thế, việc nuôi phôi ngày 5 khá hữu ích cho việc lựa chọn phôi chuyển. Ngoài ra, nếu bệnh nhân làm xét nghiệm di truyền để sàng lọc trước chuyển phôi (PGT) thì cần phải nuôi phôi lên ngày 5 để cho kết quả xét nghiệm được chính xác, tỷ lệ sống, làm tổ sau sinh thiết cao và giảm thiểu chi phí xét nghiệm.
2. Có nên nuôi phôi lên ngày 5 không?
Như vậy có thể thấy rằng việc nuôi phôi lên ngày 5 mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng có nên nuôi phôi lên ngày 5 không? Trên thực tế, tỷ lệ thai tích luỹ ngày 5 và ngày 3 là không khác nhau. Nghĩa là, nếu bệnh nhân có 10 phôi vào ngày 3 và chuyển lần lượt hết số phôi này mà thực sự tạo ra vài em bé, thì việc nuôi hết phôi lên ngày 5 rồi chuyển cũng chỉ tạo ra số em bé tương đương. Việc nuôi phôi lên ngày 5 không giúp tăng số lượng thai, em bé mà chỉ giúp sàng lọc và loại bỏ phôi chất lượng không tốt. Nên phương pháp này hữu ích đối với những bệnh nhân có rất nhiều phôi vào ngày 3. Ngược lại, với bệnh nhân chỉ có 1 đến 2 phôi thì không cần nuôi phôi ngày 5 mà có thể chuyển phôi ngày 3 luôn. Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng buồng tử cung người mẹ là nơi tốt nhất cho phôi, vì vậy trong trường hợp không cần chọn lựa chúng ta nên chuyển phôi vào môi trường tốt nhất dành cho nó.
Phôi ngày 5 (phôi nang) đã phát triển khá đầy đủ với hàng trăm tế bào
Tóm lại, việc chuyển phôi có thể thực hiện vào ngày 3 hoặc ngày 5 sau nuôi cấy. Mỗi phương án đều có lợi ích nhất định và việc có nên nuôi phôi ngày 5 hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hãy lắng nghe tư vấn của chuyên viên phôi vào ngày 3 để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất.
Bài viết nổi bật